Thông thường, mỗi phong cách thiết kế biệt thự đại diện cho một thời đại khác nhau. Thiết kế nội thất biệt thự Cổ điển đại diện cho châu Âu cổ xưa quyền quý, còn thiết kế nội thất biệt thự Hiện đại là hiện thân của thời đại phát triển mới. Nhưng có một phong cách đại diện cho cả hai thời đại mới và cũ: Thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển. Vậy phong cách này có nguồn gốc thế nào, đặc trưng ra sao? Mời bạn khám phá cùng Nội thất BYT trong bài viết dưới đây.
NỘI THẤT PHONG CÁCH TÂN CỔ ĐIỂN: CẦU NỐI GIỮA QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
Phong cách thiết kế Tân Cổ điển là gì?
Phong cách thiết kế Tân cổ điển là trường phái thiết kế ra đời vào giữa thế kỷ XVIII. Bắt đầu nổi lên ở châu Âu vào những năm 1750, thiết kế Tân Cổ điển được xem như làn sóng chống lại kiến trúc có phần hoa mỹ thái quá của phong cách Rocco.
Các kiến trúc sư trường phái Tân Cổ điển tìm cách đưa những hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo vào cuộc sống đương đại thông qua việc đơn giản hoá chúng. Hay theo như Robert Adam – kiến trúc sư Tân Cổ điển tiên phong tại Anh, họ tìm kiếm một phong cách “vừa hùng vĩ, vừa đơn giản” (nguyên văn: “one true grand and simple style”). Cảm hứng của kiến trúc Tân Cổ điển đến từ các công trình Hy Lạp và La Mã cổ – được biết đến bởi những đường nét rõ ràng, sự đối xứng và sự hùng vĩ nhưng không quá phô trương.
Từ giữa thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XIX, phong cách Tân Cổ điển được triển khai rộng rãi trên toàn châu Âu, và sau đó là châu Mỹ và cả thế giới. Nhiều công trình biểu tượng được xây dựng trong khoảng thời gian trên in đậm dấu ấn của phong cách Tân Cổ điển, điển hình là Nhà Trắng, Điện Panthéon. Dù sau đó kiến trúc Tân Cổ điển phải nhường lại vị trí dẫn đầu cho kiến trúc phong cách Hiện đại vào giữa thế kỷ XX, nó vẫn tiếp tục được duy trì và cải tiến cho đến ngày nay.
Đặc trưng phong cách Tân Cổ điển
Màu sắc trầm ấm
Màu sắc của nội thất phong cách Tân Cổ điển thường là những gam màu lặng (muted colors – những màu trộn với màu xám để giảm sắc độ). Màu xám, xanh lam, xanh lá cây và vàng dịu nhẹ, trầm lắng đi kèm với màu trắng và kem là những gam màu chủ đạo. Màu đen, màu đỏ, màu vàng ánh kim, màu bạc óng ánh – những gam màu táo bạo hơn, đóng vai trò là màu nhấn (accent color).
Vật liệu đẳng cấp
Tương tự như phong cách thiết kế Cổ điển, tiêu chuẩn về vật liệu đối với nội thất phong cách Tân Cổ điển cũng rất cao. Sàn nhà được làm từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ gụ, gỗ anh đào, gỗ dẻ gai hay đá tự nhiên như đá cẩm thạch, đá hoa cương. Đồ nội thất trang trí được làm từ pha lê, gốm sứ, đồng, gỗ và da tự nhiên, các loại vải quý.
Đặt nặng sự đối xứng
Phong cách thiết kế Tân Cổ điển kế thừa sự đối xứng trong phong cách Cổ điển. Sự đối xứng này có thể được tạo ra qua hai con đường: qua việc sắp xếp bố cục không gian hoặc qua hoạ tiết trang trí, ánh sáng, màu sắc. Ví dụ, khi thiết kế nội thất phòng khách, xếp hai dàn ghế sofa giống hệt nhau ở hai bên chiếc bàn uống nước. Hoặc trong phòng tắm, lắp đặt gương ở chính giữa khoảng tường phía trên bồn rửa mặt.
Bài viết có liên quan: 7 QUY TẮC THIẾT KẾ NỘI THẤT TRƯỜNG TỒN VỚI THỜI GIAN
Đơn giản hoá hoạ tiết
Trái ngược với phong cách trang trí đầy kịch tính của trường phái Baroque, hay phong cách nghiêm ngặt, tỉ mỉ của trường phái Cổ điển, trường phái Tân Cổ điển có cách tiếp cận đơn giản hơn nhiều với các hoa văn. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là hoa văn trong kiến trúc Tân Cổ điển không tinh xảo. So với một số phong cách khác như nội thất phong cách Nhật Bản, hoa văn nội thất phong cách Tân Cổ điển vẫn dành sự chú ý lớn hơn rất nhiều cho chi tiết.
Nhiều khối hình học cơ bản
Phong cách Tân Cổ điển ưu tiên các hình khối đơn giản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn. Những khối hình này giúp các thiết kế trở nên rõ ràng hơn, đồng thời tạo nên cảm giác chắc chắn cho kiến trúc.
Thiết kế cột trụ ấn tượng
Lấy nguồn cảm hứng lớn từ các công trình La Mã cổ, các cột trụ nhà trong phong cách Tân Cổ điển rất to lớn, xếp thành một hàng ngang làm nên vẻ quyền lực, đồ sộ. Trên cột trụ có vân nổi đẹp mắt, ở chân cột có chạm khắc các hoa văn trang trí.
Bài viết có liên quan: NẾU BẠN YÊU THÍCH KIẾN TRÚC CHÂU ÂU, ĐỪNG BỎ QUA NỘI THẤT PHONG CÁCH TÂN CỔ ĐIỂN
TẠI SAO THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ TÂN CỔ ĐIỂN LẠI THỊNH HÀNH?
Vừa sang trọng, vừa thoải mái
Nhiều chủ nhân biệt thự muốn sở hữu một không gian sống thật sang trọng, quý phái giống như các quý tộc châu Âu thời xưa. Tuy nhiên, quy tắc phức tạp, cứng nhắc cùng vẻ ngoài đôi khi quá trau chuốt của thiết kế nội thất biệt thự Cổ điển, thiết kế biệt thự Baroque có thể khiến một số người cảm thấy ngột ngạt, choáng ngợp.
Nếu cũng có cảm giác giống như vậy, bạn nên tham khảo thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển. Vẫn lưu giữ vẻ nguy nga, tráng lệ của phong cách châu Âu cổ, nhưng thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển đã giảm đi sự gò bó trong quy tắc, giúp gia chủ tận hưởng cuộc sống thượng lưu một cách thoải mái nhất.
Gợi cảm giác rộng lớn, bề thế
Phong cách Tân Cổ điển, với hệ thống cột trụ lớn và các yếu tố thiết kế hình khối rõ ràng, khoẻ khoắn, đã dệt lên một tấm áo choàng đầy quyền lực cho biệt thự. Bất cứ ai đặt chân vào khuôn viên biệt thự Tân Cổ điển đều có thể cảm nhận được vị thế, đẳng cấp của gia chủ. Chính vì khả năng kiến tạo nên hình tượng uy quyền, mạnh mẽ mà phong cách Tân Cổ điển rất được ưa chuộng tại các cơ quan Chính phủ, bên cạnh thiết kế nội thất biệt thự.
Giá trị nghệ thuật cao
Phát huy nét đẹp của phong cách Cổ điển, thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển cũng ẩn chứa giá trị nghệ thuật và nhân văn đặc sắc. Ở bề nổi, dễ dàng nhận thấy mỗi chi tiết trong biệt thự Cổ điển đều nhận được sự đầu tư kỹ càng, với bộ hoa văn phong phú. Ở cấp độ sâu sắc hơn, mỗi biệt thự Tân Cổ điển phản ánh năm giá trị gắn liền với thời đại Khai sáng của châu Âu: hài hòa (harmony), rõ ràng (clarity), khiêm tốn (restraints), phổ quát (universality) và duy tâm (idealism).
Hội tụ vẻ đẹp của hai thời đại cũ và mới
Có gốc rễ là phong cách Cổ điển, phong cách Tân Cổ điển đã thu nạp thêm những giá trị mới để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại. Do đó, thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển vừa mang theo vẻ thanh lịch của lối sống xưa, vừa chứa sức sống trẻ trung của ngày nay. Bộ hoa văn trang trí Tân Cổ điển chính là minh chứng rõ ràng nhất, khi dáng dấp của phong cách Cổ điển vẫn được giữ nguyên, song song với việc loại bỏ các chi tiết không cần thiết.
Đem lại cảm giác thỏa mãn về thị giác
Cân bằng đối xứng là dạng thiết kế được con người yêu thích nhất theo nhiều nghiên cứu khoa học. Nó đem tới cho cảm giác thỏa mãn khó tả về mặt thị giác, gợi nên liên tưởng tới sự hoàn hảo.
Và đối xứng chính là nhân tố có mặt ở mọi ngóc ngách trong thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển. Chính vì vậy, mỗi căn biệt thự Tân Cổ điển giống như một bữa tiệc thị giác, khơi dậy tâm trạng tích cực cho người xem.
Bài viết có liên quan: CẨM NANG THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ SANG TRỌNG, TIỆN NGHI 2024
THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ TÂN CỔ ĐIỂN TRÊN THỰC TẾ (KÈM HÌNH ẢNH TỪNG PHÒNG)
Thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển luôn là thử thách đối với bất cứ kiến trúc sư nào, bởi nó yêu cầu nhà thiết kế phải am hiểu cả phong cách Cổ điển. Vì thế, để giúp bạn hiểu sâu hơn về kiến trúc Tân Cổ Điển, Nội thất BYT xin gửi một số mẫu thiết kế tiêu biểu:
Nội thất phòng ngủ Tân Cổ điển
Nhìn vào nội thất phòng ngủ Tân Cổ điển phía trên, ngay lập tức nhận thấy sự đối xứng. Đèn chùm gióng thẳng với giường tạo thành “cây thước” chia căn phòng thành hai nửa đối xứng hoàn hảo.
Đèn chùm và tượng thạch cao tuy kiểu dáng đơn giản, nhưng đủ để khiến người xem cảm nhận được bầu không khí châu Âu. Hai gam màu nâu gỗ và trắng kem thanh thoát như xoa dịu mọi mệt mỏi, đưa gia chủ vào giấc ngủ êm ái.
Nội thất phòng khách Tân Cổ điển
Nội thất phòng khách Tân Cổ điển vẫn lấy nguyên tắc đối xứng làm cốt lõi. Hai chiếc ghế tựa Tân Cổ điển bọc đệm ấm áp ở hai bên, chính giữa là bàn uống nước, tranh nghệ thuật và đèn chùm. Sàn gỗ nâu được trải thảm trắng loang tạo nên những mảng màu nâu – trắng đan xen nhau rất thích mắt. Để tăng thêm độ sang trọng cho phòng khách, các kiến trúc sư Nội thất BYT đã thêm điểm nhấn màu vàng ánh kim ở thân đèn chùm và khung gương treo tường.
Nội thất phòng bếp Tân Cổ điển
Trung tâm của nội thất phòng bếp Tân Cổ điển là bàn gỗ nâu dài, hai bên là hai hàng ghế tựa đối diện nhau nhìn rất ngăn nắp, quy củ. Tủ bếp màu ghi, tay nắm cửa tròn màu vàng tiện lợi. Nhìn tổng thể, hai gam màu trắng – ghi khiến phòng bếp có vẻ bề ngoài sạch sẽ – yếu tố vô cùng quan trọng tại không gian chế biến thức ăn.
BYT – ĐƠN VỊ CHUYÊN THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ TÂN CỔ ĐIỂN
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa phong cách Cổ điển và Hiện đại, thiết kế nội thất biệt thự Tân Cổ điển là phương án rất đáng để thử. Trong trường hợp bạn cần tư vấn, hãy liên hệ Nội thất BYT – công ty thiết kế thi công nội thất theo thông tin bên dưới.
Xem thêm một vài phong cách thiết kế độc đáo khác:
- NỘI THẤT PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI: VẺ ĐẸP TINH TẾ CHO KHÔNG GIAN SỐNG TIỆN NGHI
- NỘI THẤT PHONG CÁCH BẮC ÂU: VẺ ĐẸP THUẦN KHIẾT CỦA XỨ SỞ BĂNG GIÁ
- NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐỊA TRUNG HẢI: THƯ GIÃN TRONG KHÔNG GIAN NHIỆT ĐỚI
- NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE: VẺ ĐẸP HOÀI NIỆM VÀ CỔ KÍNH
- NỘI THẤT PHONG CÁCH NHẬT BẢN: TỐI GIẢN VÀ THANH LỊCH
- NỘI THẤT PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN: VẺ ĐẸP VƯỢT THỜI GIAN
Cập nhật thông tin nhanh nhất từ Fanpage của chúng tôi!
Công ty cổ phần Xây dựng và Nội thất Bắc Yên Thái
Địa chỉ VP: Shophouse 38-V5A Khu Đô thị Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội | Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội
Hotline: 0936.260.971
Email: bacyenthai.jsc@gmail.com
Website: https://noithatbyt.vn
Tags: Nội thất Biệt thự, Phong cách Nội thất, Thi công Nội thất, Thiết kế biệt thự tân cổ điển, Thiết kế Nội thất