“Hạnh phúc là một ngôi nhà nhỏ với một căn bếp lớn” – Alfred Hitchcock, vị đạo diễn kiệt xuất của thế giới điện ảnh thế kỷ XX đã từng viết như vậy. Nghề nghiệp đạo diễn đôi khi khiến Hitchcock có xu hướng cường điệu hóa, nhưng có lẽ đây là lời tâm sự thực sự chân thành của ông. Trong một ngôi nhà, phòng bếp quả là nơi ấm áp nhất, không chỉ bởi hơi ấm hôi hổi của thức ăn mà còn là nhờ tình yêu thương trong từng bữa cơm gia đình.
Không gian phòng bếp vì thế luôn giữ vị trí đặc biệt trong trái tim mỗi người. Do đó, thiết kế phòng bếp được đặc biệt coi trọng. Trong bài viết này, cùng BYT tìm hiểu những yếu tố để làm nên một thiết kế nội thất phòng bếp đẹp và hiện đại nhé!
THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG BẾP GỒM NHỮNG GÌ?
Phòng bếp sẽ không còn là bếp nếu thiếu những nội thất sau:
Tủ bếp
Tủ bếp là nội thất chủ đạo trong thiết kế nội thất phòng bếp. Đây là nơi người nội chợ làm sạch, chế biến nguyên liệu thành các món ăn ngon cho cả gia đình. Sau bữa ăn, khu vực tủ bếp cũng là nơi rửa chén đũa bẩn.
Cấu tạo của một tủ bếp gồm có 4 phần:
- Khung tủ bếp: Cố định chắc chắn kết cấu tủ bếp. Khung tủ bếp có thể được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hoặc kim loại như inox và một số những vật liệu khác. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là khung tủ bếp làm từ gỗ, và gỗ công nghiệp là vật liệu thường thấy hơn cả do giá thành rẻ.
- Bề mặt tủ bếp: Bề mặt tủ bếp chính là diện mạo của toàn bộ nhà bếp. Tương tự như khung tủ bếp, hai vật liệu dùng để chế tác bề mặt tủ bếp thông dụng nhất là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp phủ Acrylic, Melamine, Laminate hay được lựa chọn vì có bề mặt sáng bóng bắt mắt, chống xước chống ẩm tốt, trong khi chỉ tốn một khoản chi phí nhỏ.
- Mặt bàn tủ bếp: Mặt bàn tủ bếp có độ cứng cao để chịu lực va chạm mạnh khi đầu bếp thực hiện các thao tác nấu ăn như chặt, băm hay giã. Do vậy, mặt bàn tủ bếp được làm từ đá tự nhiên. Đá Granite (hoa cương) và Marble (cẩm thạch) là hai vật liệu dùng để chế tác mặt bàn tủ bếp thịnh hành nhất.
- Kính ốp bếp: Kính ốp bếp bảo vệ bếp khỏi vết bẩn sinh ra từ quá trình nấu nướng, nhất là vết bắn dầu mỡ khi chiên xào. Có ba loại kính bạn có thể cân nhắc là kính thường, kính dán và kính cường lực.
- Hệ thống phụ kiện hỗ trợ: Mọi thứ trong tủ bếp sẽ trở nên lộn xộn nếu không có các phụ kiện hỗ trợ. Những phụ kiện ở đây chủ yếu là các giá xoay, nâng hạ, … trợ giúp công việc sắp xếp dụng cụ và nguyên liệu làm bếp.
Trên thị trường hiện nay, tủ bếp được chia làm 5 loại: Tủ bếp chữ I, tủ bếp chữ U, tủ bếp chữ L, tủ bếp song song, tủ bếp có bàn đảo. Thiết kế và ưu nhược điểm của từng loại ra sao, hãy tìm hiểu ở những phần tiếp theo nhé.
Bài viết có liên quan: 5 LOẠI TỦ BẾP XINH XẮN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG BẾP
Tủ lạnh
Vai trò của tủ lạnh trong thiết kế nội thất phòng bếp có lẽ không cần phải bàn luận nữa. Tủ lạnh là nơi bảo quản nguyên liệu thực phẩm, đảm bảo hương vị và chất lượng thực phẩm đủ an toàn để chế biến cho gia đình. Hiện nay, thị trường có nhiều mẫu mã tủ lạnh với kích cỡ, tính năng, mức độ tiêu thụ năng lượng khác nhau. Bạn nên tham khảo thông số từ các đơn vị điện máy uy tín, sau đó so sánh với thông số kỹ thuật của phòng bếp để lựa chọn được mẫu tủ ưng ý.
Tủ chứa tủ lạnh
Tủ chứa tủ lạnh có vị trí liền kề tủ bếp, bên cạnh vị trí bồn rửa. Tủ có kiểu dáng, chất liệu, màu sắc đồng nhất với tủ bếp, giúp thiết kế nội thất phòng bếp được đồng bộ. Đồng thời, tủ cũng hạn chế sự vướng víu, bất tiện mà kích thước lớn của tủ lạnh gây ra.
MẸO THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG BẾP ĐƠN GIẢN, DỄ NHỚ
Thiết kế nội thất phòng bếp ở mỗi hình thức nhà ở khác nhau sẽ có sự biến đổi nhất định. Tuy nhiên, có một số mẹo thiết kế mà BYT tin rằng bạn có thể áp dụng trong mọi trường hợp:
Nguyên tắc tam giác vàng: tủ lạnh – bồn rửa – bếp nấu
Các kiến trúc sư tin rằng trong không gian phòng bếp, ba vị trí mà người đầu bếp di chuyển qua lại nhiều nhất là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Tủ lạnh là nơi lưu trữ nguyên liệu thực phẩm, bồn rửa là nơi làm sạch thực phẩm, bếp nấu là nơi chế biến thực phẩm thành món ăn.
Vì người đầu bếp phải đi lại liên tục qua 3 vị trí này, chúng cần phải được xếp thành 1 hình tam giác để tạo thành mạch di chuyển thông suốt. Nhờ đó, người đầu bếp không phải ngừng nghỉ nhiều lần trong lúc nấu ăn, nâng cao hiệu suất công việc.
Gộp phòng bếp và phòng ăn làm một
Trong những thiết kế nhà ở nhỏ, việc tích hợp phòng bếp vào với phòng ăn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể diện tích. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là di chuyển bộ bàn ăn vào trong phòng bếp thôi.
Thậm chí, ngay cả ở những ngôi nhà khang trang, rộng rãi, nhiều người vẫn thích kết hợp phòng bếp và phòng ăn. Đối với họ, việc dỡ bỏ khoảng cách giữa phòng bếp và phòng ăn tạo điều kiện cho những cuộc trò chuyện vui vẻ, thân mật giữa các thành viên trong gia đình khi nấu ăn.
Cung cấp đủ nguồn sáng
Nguồn sáng rất cần thiết cho các hoạt động chế biến thức ăn. Thiếu nguồn sáng, người đầu bếp có thể gặp tai nạn trong quá trình nấu nướng, rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên lắp đầy đủ nguồn sáng ở trong phòng bếp, đặc biệt ở nơi người đầu bếp phải dùng nhiều đến dao, kéo, hay các thiết bị đánh lửa.
Tích hợp các tính năng thông minh vào thiết kế tủ bếp
Tủ bếp càng được tích hợp nhiều công nghệ, bạn càng “nhàn” hơn khi vào bếp. Ví dụ, nhiều tủ bếp hiện nay đã được tích hợp thêm lò nướng và máy rửa bát thông minh. Ngoài ra, còn nhiều tính năng nữa có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian thực hiện các thao tác thủ công, ví dụ như điều khiển bằng giọng nói, mở cánh tủ cảm ứng.
Xem thêm:
- 5 LOẠI TỦ BẾP XINH XẮN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG BẾP
- NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT BỐ CỤC THIẾT KẾ NỘI THẤT CĂN HỘ THÔNG THOÁNG, MÁT MẺ
- CẨM NANG THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ SANG TRỌNG, TIỆN NGHI 2024
20 THIẾT KẾ NHÀ BẾP ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI
Sau đây, BYT xin giới thiệu tới bạn tuyển chọn 30 mẫu thiết kế nhà bếp đẹp và hiện đại:
Thiết kế nội thất phòng bếp với tủ chữ I
Tủ bếp hình chữ I chạy song song sát với tường, có chiều dài khá khiêm tốn. Trong hình, bạn có thể thấy tủ bếp chữ I ở phía sau bộ bàn ăn. Đây là mẫu tủ bếp thường thấy trong thiết kế nội thất phòng bếp nhỏ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà bếp lớn không được sử dụng tủ bếp chữ I.
Thiết kế nội thất phòng bếp với tủ chữ U
Tương tự, cái tên bếp chữ U cũng bắt nguồn từ hình dạng vòng cung chữ U của tủ bếp. Tủ bếp chữ U nâng công năng sử dụng bếp lên một tầm cao mới nhờ một mặt bếp bổ sung, nhưng đồng thời chiếm nhiều diện tích hơn. Do đó, kiểu tủ bếp chữ U hay xuất hiện trong loại hình nhà ở rộng như biệt thự.
Thiết kế nội thất phòng bếp với tủ chữ L
Đúng như tên gọi, tủ bếp chữ L là hai cánh tủ hợp với nhau thành một góc vuông, trong đó một cạnh dài, một cạnh ngắn. Thiết kế phòng bếp với tủ chữ L có rộng hơn một chút so với tủ bếp chữ I, xuất hiện trong các chung cư cỡ vừa.
Thiết kế nội thất phòng bếp với tủ song song
Tủ bếp song song chỉ đơn giản là 2 tủ bếp chữ I quay mặt vào nhau. Đây là cách mở rộng diện tích bếp rất sáng tạo trong những căn nhà nhỏ hẹp.
Thiết kế nội thất phòng bếp với tủ có bàn đảo
Tủ bếp có bàn đảo có thêm một đảo bếp. Đảo bếp này cho phép người dùng tương tác ở cả hai bên của không gian bếp (tủ dưới và đảo bếp). Như vậy, đầu bếp sẽ có thêm không gian để xoay xở. Đảo bếp cũng có thể được linh hoạt chuyển đổi thành bàn ăn nếu cần.
Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư 2 phòng ngủ
Nội thất phòng bếp chung cư 2 phòng ngủ có tủ bếp hình chữ L. Bề mặt tủ bếp màu trắng sạch sẽ, được phủ nhẵn bóng. Tổng thể phòng bếp rất tươm tất, phù hợp với việc rửa và nấu nướng.
Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư 3 phòng ngủ
Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư 3 phòng ngủ màu đen trắng hiện đại, gọn gàng. Phòng bếp và phòng ăn được hợp lại thành một.
Thiết kế nội thất phòng bếp biệt thự
Thiết kế nội thất phòng bếp biệt thự vô cùng hào nhoáng, với 3 màu bạc, đen, vàng ánh kim.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà liền kề
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà liền kề ấm cúng với màu nâu gỗ và ánh đèn âm tủ màu vàng ở hốc tủ bếp.
Thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại
Thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại có các thiết bị điều khiển điện tử. Màu nâu gỗ và màu trắng nhẹ nhàng, vừa đủ để tạo điểm nhấn, nhưng không quá “lạc quẻ” so với khung cảnh xung quanh.
Thiết kế nội thất phòng bếp Tân Cổ điển
Thiết kế nội thất phòng bếp Tân Cổ điển với những đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc châu Âu, thể hiện rõ nhất qua kiểu đèn chùm châu Âu cổ được giản lược hóa.
Thiết kế nội thất phòng bếp Indochine
Nội thất phòng bếp Indochine vô cùng độc đáo, vừa có nét hiện đại của công nghệ thời nay (lò vi sóng, tủ lạnh), vừa có dấu ấn kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc, với màu vàng đặc trưng và cánh cửa tủ đan mây.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những góc nhìn bổ ích về thiết kế nội thất phòng bếp. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nhà bếp đẹp và hiện đại, hãy liên hệ ngay cho BYT theo thông tin bên dưới.
Xem thêm:
- NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐỊA TRUNG HẢI: THƯ GIÃN TRONG KHÔNG GIAN NHIỆT ĐỚI
- NỘI THẤT PHONG CÁCH NHẬT BẢN: TỐI GIẢN VÀ THANH LỊCH
- NỘI THẤT PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN: VẺ ĐẸP VƯỢT THỜI GIAN
Cập nhật thông tin nhanh nhất từ Fanpage của chúng tôi!
Công ty cổ phần Xây dựng và Nội thất Bắc Yên Thái
Địa chỉ VP: Shophouse 38-V5A Khu Đô thị Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội | Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội
Hotline: 0936.260.971
Email: bacyenthai.jsc@gmail.com
Website: https://noithatbyt.vn
Tags: Mẹo Thiết kế nội thất, Nội thất Biệt thự, Nội thất Căn hộ, Nội thất Chung cư, Nội thất Nhà liền kế, Nội thất Phòng khách, Phong cách Nội thất, Thi công Nội thất, Thiết kế Nội thất